CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN BĐS SINH LAND

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Hà Nội: Thị trường bất động sản hoạt động tương đối chậm với nhiều thách thức

Hà Nội: Thị trường bất động sản hoạt động tương đối chậm với nhiều thách thức

Tình hình hoạt động của thị trường bất động sản Hà Nội trong quý 3/2023 tương đối chậm với nhiều thách thức hiện hữu. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các nhà bán lẻ quốc tế, lượng du khách nội địa ổn định,…

thị trường hà nội


Thị trường bất động sản Hà Nội ghi nhận tình hình hoạt động chậm trong quý 3/2023 trên hầu hết các phân khúc. Ảnh minh họa: Khánh Huy

Sẽ có nhiều dự án FDI quan trọng xuất hiện

Thị trường bất động sản Hà Nội ghi nhận tình hình hoạt động chậm trong quý 3/2023 trên hầu hết các phân khúc. Chính phủ tiếp tục nỗ lực hơn trong phát triển cơ sở hạ tầng và đưa ra các chính sách hỗ trợ, sửa đổi luật để tạo điều kiện phát triển thị trường.

Bên cạnh đó, Hà Nội đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư và nhà bán lẻ quốc tế, nhờ những ưu điểm nội tại cùng việc ký kết thành công quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ gần đây.

Ở mảng thị trường bán lẻ, nguồn cung tăng 2% theo quý và 4% theo năm nhờ sự gia nhập của dự án Lotte Mall West Lake Hà Nội. Trong đó, các trung tâm mua sắm chiếm 62% tỷ trọng nguồn cung, và những trung tâm lớn có diện tích cho thuê mới nhiều nhất. Giá thuê gộp tầng trệt tăng 7% theo quý và 17% theo năm. Nổi bật, giá thuê tầng trệt tại khu trung tâm cao hơn 64% so với các khu vực ngoài trung tâm. Công suất thuê giảm -1 điểm % theo quý và -4 điểm % theo năm.

Sau thành công của Lotte Mall West Lake Hà Nội, một số trung tâm mua sắm và không gian bán lẻ sẽ tập trung hơn vào cung cấp các trải nghiệm và giải trí cho giới trẻ.

Nhận định về xu hướng chung của thị trường bán lẻ, bà Hoàng Nguyệt Minh – Giám đốc Bộ phận Cho thuê Thương mại Savills Hà Nội chia sẻ: “Nhiều chủ đầu tư có kế hoạch tham vọng phát triển các trung tâm mua sắm với quy mô lớn và đa dạng tại Hà Nội. Các nhà bán lẻ quốc tế cũng đang đặt Hà Nội là mục tiêu hàng đầu để mở rộng trong tương lai”.

Ở thị trường văn phòng, nguồn cung trong quý 3/2023 tăng 1% theo quý và 2% theo năm. Trong đó, khu vực phía Tây có nguồn cung lớn nhất, và khu vực Nội thành có mức tăng trưởng lớn nhất tương đương 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá thuê gộp tăng 2% theo quý và theo năm, chủ yếu nhờ vào giá thuê tăng của văn phòng hạng A trong khi giá thuê hạng B và C không đổi.

Công suất thuê tăng 1 điểm % theo quý nhưng giảm -2 điểm % theo năm. Diện tích cho thuê mới trong quý 3/2023 đạt mức cao nhất kể từ năm 2020. Hạng A tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng nhất

Các khách thuê nhóm ngành sản xuất có nhiều giao dịch nhất và tổng diện tích cho thuê lớn nhất trong 9 tháng đầu năm 2023. Bên cạnh đó, phần lớn các giao dịch thuê đến từ việc chuyển dịch văn phòng, với khu vực nội thành ngày càng được ưa chuộng.

Theo nhận định, từ nay đến cuối năm 2026, 13 dự án mới sẽ được ra mắt, chủ yếu là văn phòng hạng A. Trong đó, nguồn cung văn phòng xanh sẽ đáp ứng nhu cầu đang tăng vọt khi các doanh nghiệp đã và đang tham gia cam kết về ESG.

Thị trường khách sạn cho thấy nguồn cung khách sạn ổn định theo quý và tăng 8% theo năm. Công suất thuê trong quý 3/2023 giảm -2 điểm % theo quý nhưng tăng 19 điểm % theo năm. Giá thuê tăng 7% theo quý và 22% theo năm. Lượng khách du lịch đến Hà Nội trong 9 tháng đầu năm 2023 tăng 37% theo năm. Trong đó, lượng khách nội địa đạt 83% chỉ tiêu năm 2023; lượng khách quốc tế vượt 7% so với mục tiêu năm 2023.

Các khách sạn quốc tế sẽ mở mới hơn 3.000 phòng, với Marriott có thị phần lớn nhất (29%), theo sau là Hilton (26%).

Ở thị trường căn hộ dịch vụ, dòng vốn FDI tiếp tục tạo ra nguồn cầu vững chắc cho phân khúc căn hộ dịch vụ. Trong 9 tháng đầu năm 2023, vốn FDI đăng ký vào Việt Nam tăng 8% theo năm. Hà Nội ghi nhận lượng đăng ký cao nhất cả nước, theo sau là Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh.

Nguồn cung căn hộ dịch vụ quý 3/2023 tăng 3% theo quý và 4% theo năm, sau khi L7 West Lake Hà Nội đi vào hoạt động.

Tỷ lệ lấp đầy giảm -1 điểm % theo quý nhưng tăng 4 điểm % theo năm. Giá thuê tăng 1% theo quý và 2% theo năm.

Quận Tây Hồ sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn cung tương lai. Các thương hiệu quản lý hàng đầu thị trường bao gồm The Ascott và Lotte, với thị phần lần lượt là 59% và 8%.

Nhận định về triển vọng của phân khúc căn hộ dịch vụ, ông Matthew Powell – Giám đốc Savills Hà Nội cho biết: “Thị trường có triển vọng tốt nhờ dự báo FDI tích cực. Việc ký kết quan hệ đối tác chiến lược toàn diện gần đây với Hoa Kỳ có thể tạo cơ hội bổ sung các dự án FDI quan trọng”.

Sự hình thành quận mới và cơ sở hạ tầng hoàn thiện sẽ dần thúc đẩy sự phục hồi của thị trường?

Ở thị trường căn hộ, nguồn cung mới trong quý 3/2023 giảm -47% theo quý và -65% theo năm toàn bộ là căn hộ hạng B. Nguồn cung sơ cấp giảm -3% theo quý và -6% theo năm. Giá sơ cấp tăng 2% theo quý và 13% theo năm, và được ghi nhận cao hơn 77% so với quý 1/2019. Giá thứ cấp tăng 2% theo quý và 8% theo năm.

Số lượng căn bán quý 3/2023 được giảm -16% theo quý và -42% theo năm. Bên cạnh đó, số lượng căn bàn giao giảm -26% mỗi năm trong giai đoạn 2021 – 2025, thúc đẩy nhu cầu thứ cấp và củng cố niềm tin của nhà đầu tư.

Gia Lâm đã lên quận trong quý này và dự kiến sẽ bổ sung hơn 8.000 căn hộ cho nguồn cung tương lai, được hưởng lợi từ việc hoàn thành giai đoạn 2 cầu Vĩnh Tuy trong quý 3/2023 và cầu Đuống vào năm 2025.

Theo dự báo, nguồn cung trong quý 4/2023 chủ yếu đến từ giai đoạn tiếp theo của các dự án hiện hữu. Hạng B tiếp tục chiếm thị phần lớn nhất trong nguồn cung tương lai.

Về tình hình hoạt động của thị trường căn hộ, bà Đỗ Thu Hằng – Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu, Savills Hà Nội đánh giá: “Thị trường bất động sản nhà ở vẫn tồn tại nhiều thách thức. Các luật sửa đổi sẽ tạo điều kiện cho thị trường nhà ở phát triển”.

Ở thị trường biệt thự/nhà liền kề, nguồn cung mới giảm -76% theo quý và -94% theo năm. Nguồn cung sơ cấp giảm -9% theo quý và -39% theo năm, trong đó nhà liền kề chiếm ưu thế. Số căn đã bán trong quý 3/2023 giảm -5% theo quý và -66% theo năm. Tỷ lệ hấp thụ theo quý đạt 14%. Theo quý, giá biệt thự sơ cấp trung bình tăng 3%, nhà liền kề tăng 9% và shophouse tăng 6%. Giá thứ cấp trung bình tăng 5% theo quý, thấp hơn -19% so với giá sản phẩm sơ cấp.

Trong quý 3/2023, quận Gia Lâm chiếm 6% nguồn cung thấp tầng tại Hà Nội. Thị trường nhà ở tại Gia Lâm và phía Đông Hà Nội sẽ tiếp tục được cải thiện nhờ các dự án cơ sở hạ tầng.

Nguồn cung trong quý 4/2023 chủ yếu sẽ đến từ các dự án mới. Đến năm 2025, Đông Anh sẽ dẫn đầu với 23% thị phần nguồn cung tương lai, theo sau là quận Hà Đông.

Đánh giá về thị trường biệt thự/nhà liền kề, ông Matthew Powell chia sẻ: “Thị trường trong quý diễn ra chậm với lượng giao dịch thấp cùng với sự thận trọng của các chủ đầu tư trước việc ra hàng mới. Tuy nhiên, sự hình thành quận mới và cơ sở hạ tầng hoàn thiện dự kiến sẽ dần thúc đẩy sự phục hồi của thị trường bất động sản”. (theo báo kinhtedothi.vn).

Về trang chủ

 

Đánh giá
Hotline: 0988.03.03.03